Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Tội cướp giật tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh)

Nghiên cứu đề tài “Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 – 2012” Tôi rút ra một số kết luận như sau : Trong những năm gần đây, Tội cướp giật tài sản xảy ra khá phổ biến, diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi và xảo huyết hơn. Việc phân tích khái niệm, các dấu hiệu pháp lý và đường lối xử lý của Luật Hình sự Việt Nam đối với Tội cướp giật tài sản cho phép chúng ta nhận thức rõ ràng, đầy đủ hơn về các đặc điểm và bản chất pháp lý của Tội cướp giật tài sản, về tính nguy hiểm cao và phải trừng trị nghiêm khắc đối với Tội cướp giật tài sản cũng như yêu cầu phòng ngừa đối với tội phạm này. Việc phân tích làm rõ sự khác biệt giữa Tội cướp giật tài sản với các tội khác cho phép chúng ta nhận thức rõ và đầy đủ hơn về đặc điểm cũng như tính nguy hiểm cho xã hội của Tội cướp giật tài sản làm cơ sở để nhận biết rõ Tội cướp giật tài sản với các tội phạm khác. Kết quả luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện như sau : - Giảm quy định tuổi thành niên : Thừa nhận 16 tuổi là người thành niên để các em có nhiều quyền năng, hành động và tham gia thực sự giải quyết các quan hệ xã hội và tuổi vị thành niên là tuổi từ 12 đến 14 tuổi. - Khoản 1 Điều 136 BLHS 1999, cần phải cụ thể hóa quy định : thế nào là Tội cướp giật tài sản, không nên mô tả chung chung là : “người nào cướp giật tài sản của người khác”. - Đối với các tình tiết định khung “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” nên quy định rõ ràng, cụ thể trong cấu thành tội phạm của Tội cướp giật tài sản hoặc không nên quy định trong cấu thành tội phạm của Tội cướp giật tài sản.

Link bài viết: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/5270


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét